1. Hệ thống quản lý sản xuất
Hệ thống quản lý sản xuất (Manufacturing Management System) là một hệ thống tổ chức và quản lý các hoạt động sản xuất trong một doanh nghiệp. Nó bao gồm các quy trình, phương pháp và công cụ để điều hành và kiểm soát quy trình sản xuất từ khi nguyên liệu được nhập vào cho đến khi sản phẩm hoàn thành.
Một hệ thống quản lý sản xuất hiệu quả giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu sản xuất như tăng năng suất, cải thiện chất lượng, giảm lãng phí và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Về cơ bản, quản lý sản xuất là một giai đoạn vô cùng quan trọng không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại các nhà máy, phân xưởng. Quản lí sản xuất có nhiệm vụ là tham gia, lên kế hoạch, giám sát tiến độ trong quá trình sản xuất nhằm đảm bảo cung cấp hàng hóa đầy đủ, đạt chuẩn về chất lượng và số lượng trong thời gian quy định.
Vậy hệ thống quản lý sản xuất của phân xưởng hay các nhà máy là một hoặc nhiều hệ thống khép kín có sự luân chuyển dữ liệu giữa các bộ phận có nhiệm vụ lên kế hoạch, thực hiện và giám sát tiến độ hoàn thành trong quá trình sản xuất.
4 công đoạn trong việc quản lý sản xuất:
+ Đánh giá năng lực sản xuất: Doanh nghiệp sẽ có định hướng phát triển, nước đi chắc chắn hơn, phương án tối ưu để có thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu đã được đề ra thông qua việc xác định quy mô thị trường.
+ Hoạch định nhu cầu về nguyên vật liệu: sau khi đánh giá năng lực sản xuất và xác định được tiềm năng phát triển của thị trường cũng như những kinh nghiệm sản xuất đã có được trước đó, người quản lý cần đưa ra hoạch định chi tiết về nhu cầu nguyên vật liệu nhằm đảm bảo sản xuất đúng tiến độ và kế hoạch
+ Quản lý sản xuất: đảm bảo quản lý chặt chẽ trong toàn bộ quá trình sản xuất để tránh xảy ra hay phát sinh những sai sót ảnh hưởng đến kế hoạch ban đầu
+ Quản lý chất lượng sản phẩm: Sản phẩm chính là thành quả cuối cùng của quá trình sản xuất, kinh doanh cho nên việc quản lý cũng như kiểm định sau quá trình sản xuất một cách chi tiết cẩn thận là vô cùng cần thiết. Đưa ra báo cáo về số lượng, chất lượng, phân loại của toàn bộ sản phẩm xem đã đáp ứng đủ tiêu chí đã đề ra lúc ban đầu hay chưa.
Phương pháp xây dựng hệ thống quản lý sản xuất hiệu quả:
Xây dựng một hệ thống quản lý sản xuất hiệu quả đòi hỏi sự kết hợp giữa các quy trình, công nghệ và nguồn nhân lực. Dưới đây là 3 phương pháp quan trọng để xây dựng một hệ thống quản lý sản xuất hiệu quả:
Xây dựng quy trình tự động hóa cho doanh nghiệp
Tổ chức theo dây chuyền: Xây dựng hệ thống quản lý sản xuất theo dây chuyền là một phương pháp hiệu quả để tăng cường hiệu suất và quản lý quy trình sản xuất. Dây chuyền này trải qua các quy trình: Thiết kế dây chuyền sản xuất, Quy hoạch và phân công công việc, Thiết lập tiêu chuẩn sản xuất, Quản lý và theo dõi hoạt động, Tối ưu hóa quy trình, Đào tạo nhân viên, Đánh giá và cải thiện liên tục. Quan trọng nhất là duy trì sự linh hoạt và đổi mới trong hệ thống quản lý sản xuất theo dây chuyền để thích ứng với sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và công nghệ mới.
+ Phương pháp sản xuất theo từng nhóm: Đây là một phương pháp quản lý sản xuất trong đó các công việc sản xuất được tổ chức thành các nhóm nhỏ, gọi là "cell" hoặc "nhóm công việc". Mỗi nhóm công việc này chịu trách nhiệm cho một phần công việc trong quy trình sản xuất tổng thể. Để xây dựng hệ thống quản lý sản xuất theo từng nhóm, cần có sự phân công công việc, đào tạo nhân viên, thiết lập quy trình và tiêu chuẩn công việc cho từng nhóm. Cần cân nhắc các yếu tố như kỹ năng của nhân viên, tính linh hoạt của quy trình sản xuất và sự phù hợp với nhu cầu sản xuất để đảm bảo hiệu quả và thành công của hệ thống.
+ Phương pháp quản lý sản xuất đơn chiếc :Phương pháp xây dựng hệ thống quản lý sản xuất theo đơn chiếc, còn được gọi là "Job Shop Manufacturing" hoặc "Job-based Production", là một phương pháp quản lý sản xuất trong đó các sản phẩm được sản xuất dựa trên yêu cầu riêng lẻ của từng đơn hàng. Đây là một hệ thống sản xuất linh hoạt, đa dạng và thích ứng với các yêu cầu đặc biệt của từng đơn hàng.
2. Thông tin hữu ích về tự động hóa
- Tự động hóa là ứng dụng các loại máy móc, thiết bị hiện đại vào hoạt động sản xuất kinh doanh một cách tự động nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa các quy trình rườm rà, giảm phần lớn chi phí mang lại hiệu quả cao và hạn chế tối đa sai sót từ lao động thủ công của con người. Tự động hóa thường được phát triển trong dây chuyền sản xuất nhà máy thông minh hay hệ thống sản xuất tự động.
- Một số thiết bị tự động hóa trong quá trình sản xuất có thể kể đến như là: robot công nghiệp, máy tự động lắp ráp, máy đóng gói tự động, dây chuyền sản xuất tự động, robot cộng tác, băng chuyền, băng tải,v.vv…
- Lợi ích nổi bật của tự động hóa trong sản xuất: Công nghệ tự động hóa chính là đáp án cho bài toán kinh tế mà bất kì doanh nghiệp nào cũng mắc phải, để từ đó mang đến cho doanh nghiệp những lợi ích vượt trội, mang đến cho khách hàng những sản phẩm ngày một hoàn thiện hơn về chất lượng.
Ứng dụng công nghệ tự động hóa:
+ Cắt giảm chi phí nhân công: đây chính là lợi ích mà phần lớn các doanh nghiệp hướng đến khi ứng dụng tự động hóa. Cắt giảm nhân công thay vì giảm chi phí đầu tư vào cái loại máy móc tự động là cách giải quyết tối ưu hơn vừa không làm thay đổi chất lượng sản phẩm mà còn không có nhiều sai sót trong quá trình sản xuất. Tự động hóa sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm số lượng lao động, cắt giảm nhân công, tiết kiệm chi phí, gia tăng phần lớn lợi nhuận.
Tự động hóa trong sản xuất
+ Giảm chi phí vận hành: Các robot tự động có thể hoàn thành mọi nhiệm vụ bằng từ 3-5 người lao động tùy theo lượng công việc. Không những có thể tiết kiệm chi phí nguồn lao động mà khi sử dụng máy móc thì quy trình sản xuất sẽ diễn ra một cách hợp lý, mức độ sai sót trong hoạt động mỗi khâu gần như bằng 0, tránh lãng phí nguyên vật liệu.
+ Môi trường làm việc an toàn: Đặc điểm của ngành sản xuất là thường xuyên phải tiếp xúc làm việc trong môi trường tương đối nguy hiểm với các loại máy móc sản xuất cho nên việc ứng dụng công nghệ tự động hóa sẽ giúp tạo ra một môi trường làm việc an toàn hơn cho người lao động, tránh những công việc nặng và tiếp xúc với các loại máy móc sản xuất không an toàn.
+ Giảm thời gian sản xuất: Với gia công truyền thống thì người lao động sẽ phải thực hiện hoạt động sản xuất bằng tay hoặc mang ra nước ngoài để có thể sử dụng máy móc hiện đại như vậy sẽ tốn rất nhiều thời gian. Với tự động hóa sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một lượng thời gian đáng kể.
+ Nâng cao năng suất lao động: Con người sau khi làm việc trong một khoảng thời gian nhất định thì cần phải nghỉ ngơi. Mặt khác, các robot công nghệ trong quy trình tự động hóa có thể làm việc 24/7 với tốc độ không đổi nhưng vẫn mang lại độ chính xác gần như tuyệt đối. Từ đó năng suất sẽ tăng lên một cách đáng kể.
Tham khảo thêm:
5 lợi ích của kho thông minh smart warehouse
15 Lợi ích hàng đầu của robot công nghiệp