Tầm quan trọng của việc giảm WIP với doanh nghiệp sản xuất
Date: 12/07/2023
1. WIP là gì?
WIP (Work in progress hay Work in process) là một thuật ngữ nói về công việc đang dang dở, chưa hoàn thành, đang trong tiến độ hoặc giai đoạn tồn kho hàng hóa tại kho lưu trữ,...Thuật ngữ Wip thường xuyên được sử dụng trong quản lí sản xuất hoặc trong quản lí thiết kế phần mềm.
WIP là gì trong kế toán? WIP là một thành phần của tài khoản kế toán tồn kho và được thể hiện trên bảng cân đối kế toán. Những chi phí WIP sau đó được chuyển vào tài khoản hàng hóa thành phẩm và cuối cùng là giá vốn bán hàng.
2. Nguyên nhân gây ra WIP trong doanh nghiệp
-
Quá trình sản xuất phức tạp: Trong các doanh nghiệp sản xuất, quy trình sản xuất có thể bao gồm nhiều công đoạn và giai đoạn. Nếu quy trình này phức tạp và không được tối ưu hóa, có thể dẫn đến tình trạng WIP. Các sản phẩm hoặc dịch vụ đang được sản xuất hoặc chưa hoàn thành tại một giai đoạn cụ thể sẽ gây ra WIP.
-
Không ổn định trong chuỗi cung ứng: Nếu chuỗi cung ứng của doanh nghiệp gặp vấn đề về độ trễ, không đồng bộ hoặc không ổn định, việc cung cấp nguyên liệu, vật liệu hoặc thành phẩm sẽ bị gián đoạn. Điều này dẫn đến việc chậm tiến độ và tạo ra WIP trong quá trình sản xuất.
-
Thiếu phân công công việc hiệu quả: Nếu công việc không được phân công và quản lý một cách hiệu quả, các nhân viên có thể không biết rõ nhiệm vụ của mình hoặc không có sự điều phối tốt. Kết quả là, công việc có thể bị kéo dài và tạo ra WIP không cần thiết.
-
Thiếu quản lý dự án: Quản lý dự án không hiệu quả, bao gồm lập kế hoạch kém, phân công công việc không chính xác và thiếu sự theo dõi, có thể dẫn đến tình trạng WIP. Quản lý dự án không đúng đắn sẽ làm mất kiểm soát và không thể tiến hành công việc một cách hiệu quả.
-
Thay đổi không định kỳ: Khi có sự thay đổi trong yêu cầu hoặc phương pháp làm việc, việc điều chỉnh và thích ứng có thể tạo ra tình trạng WIP. Thay đổi không định kỳ hoặc không được quản lý cẩn thận có thể làm mất đi sự ổn định và tăng thêm WIP trong quá trình làm việc.
-
Thiếu quá trình kiểm tra và đánh giá: Sản phẩm bị lỗi, bị hỏng thì sẽ phải sản xuất lại dẫn đến tình trạng tích trữ và tăng WIP. Nếu không có quy trình kiểm tra và đánh giá đúng đắn trong quá trình làm việc, lỗi hoặc vấn đề có thể không được phát hiện kịp thời. Điều này có thể dẫn đến việc làm lại công việc hoặc kéo dài thời gian hoàn thành, tạo ra WIP không cần thiết.
-
Bất đối xứng giữa cung và cầu: trong khâu lập kế hoạch tính toán chưa có sự chính xác cao dẫn đến tình trạng sản xuất dư thừa gây ra tình trạng sản phẩm bị tích trữ nên làm WIP tăng cao.
-
Quy trình sản xuất không được thiết kế tối ưu: Nếu quá trình sản xuất không được sắp xếp, thiết kế có trật tự hợp lí và các lệnh bị chồng chéo lên nhau gây gián đoạn quá trình sản xuất dẫn đến WIP tăng.
- Thiếu tài nguyên: Hoạt động quản lí trong kho không chặt chẽ, không kiểm soát được lượng nguyên vật liệu mang vào quá trình sản xuất dẫn đến tình trạng thiếu tài nguyên, nguyên vật liệu làm giảm tốc độ của quá trình sản xuất.
Để giảm tình trạng WIP trong doanh nghiệp, cần thiết lập quy trình sản xuất hiệu quả, đảm bảo chuỗi cung ứng ổn định, phân công công việc và quản lý dự án một cách chính xác, đồng thời thực hiện kiểm tra và đánh giá định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề có thể xảy ra.
>> Tham khảo một hệ thống nhà kho thông minh để có nhiều lựa chọn hơn khi doanh nghiệp bạn đang xẩy ra vấn đề WIP
3. Cách giảm WIP trong sản xuất doanh nghiệp
Sản xuất đúng lúc (Just In Time): Đây là phương pháp hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp đúng sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng, với đủ số lượng họ cần, vào đúng thời điểm.
+ Phương pháp này hỗ trợ giảm WIP bằng cách cung cấp linh hoạt các sản phẩm và đưa vật liệu cần thiết cho quy trình sản xuất cùng với đó là giảm số lượng lớn hàng tồn kho bằng cách đưa ra mục tiêu cụ thể về thời gian sản xuất và lượng hàng tồn kho.
+ Ngoài ra phương pháp này cũng giúp tăng hiệu quả sản xuất và tối ưu hóa thời gian sản xuất bằng việc loại bỏ những hoạt động không cần thiết trong quá trình sản xuất và giảm thời gian chờ đợi.
Chuẩn bị trước để đáp ứng nhu cầu sản xuất: nên chuẩn bị một kế hoạch sản xuất chi tiết trong đó nói đến tất cả mọi trường hợp có thể xảy ra và phát sinh trong quá trình sản xuất để có phương án xử lí thích hợp nhất.
Nâng cấp chất lượng thiết bị và nhân sự: Nâng cấp thiết bị và đào tạo nhân sự là một việc vô cùng cần thiết. Bởi mọi nhân viên đền cần phải tập trung, hoàn thành tốt công việc của mình trong thời gian nhanh hơn để tránh có sự sai sót và nhầm lẫn trong quá trình làm việc.
Sản xuất tinh gọn: Tối ưu hóa quá trình sản xuất bằng cách loại bỏ những hoạt động không cần thiết. Bên cạnh đó còn có thể tối đa hóa việc sử dụng tài nguyên giảm thiểu thời gian chờ đợi, tăng tốc độ sản xuất.
4. Tầm quan trọng của việc giảm WIP với doanh nghiệp sản xuất
- Tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng: giảm WIP giúp cho doanh nghiệp có thể hoàn thành được nhiều đơn hàng hơn, đảm bảo giao hàng đúng hẹn. Nâng cao sự hài lòng và mang đến cho khách hàng những trải nghiiệm tốt nhất.
- Tăng hiệu quả quản lí kho: Khi doanh nghiệp kiểm soát được lượng sản phẩm trong kho thì họ có thể ước tính được nhu cầu sd kho để lưu trữ sp. Bên cạnh đó dễ dàng quản lí tài nguyên trong kho ngăn ngừa việc sd lãng phí nguyên vật liệu và không gian lưu trữ.
- Tăng hiệu quả sản xuất: Để giảm WIP thì phải gia tăng tốc độ sản xuất giảm thời gian sản xuất một sản phẩm và giảm thời gian chờ đợi giữa các giai đoạn sản xuất => tăng hiệu quả sản xuất và năng suất lao động
- Tăng tính linh hoạt trong quy trình sản xuất: Dễ dàng thích nghi và thay đổi với các nhu cầu của thị trường. giảm WIP, việc sản xuất của doanh nghiệp sẽ trở nên tinh gọn => thích ứng nhanh chóng và linh hoạt trong môi trường cạnh tranh.
Tham khảo thêm:
Quản lí tồn kho tự động
Các loại dây chuyền sản xuất phổ biến nhất hiện nay