Liên minh công nghiệp mở 4.0 ?

Date: 15/07/2023

1. Liên minh công nghiệp mở 4.0 là gì?

Liên minh công nghiệp mở 4.0 (Industrial Internet Consortium - IIC) là một tổ chức toàn cầu được thành lập vào năm 2014 để thúc đẩy và phát triển ứng dụng của Công nghệ Internet trong các ngành công nghiệp và lĩnh vực liên quan. Mục tiêu chính của IIC là khám phá, thử nghiệm, đánh giá và xác định các phương pháp, tiêu chuẩn và quy tắc cho việc triển khai và sử dụng Internet vạn vật (IoT) trong môi trường công nghiệp.

Các thành viên tổ chức liên minh công nghiệp mở 4.0
Các thành viên tổ chức liên minh công nghiệp mở 4.0

Liên minh công nghiệp mở 4.0 là sự kết hợp giữa công nghệ với các lĩnh vực phát triển nổi bật như vật lí, sinh học, công nghệ số và nhiều lĩnh vực khác để tạo ra một nền tảng mở để cung cấp công nghệ và dịch vụ tự động hóa mang lại sự tương tác, những khả năng sản xuất mới mẻ hơn, có bước tiến hơn và bước tiến đó tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới.

- Công nghiệp 4.0 từ những thập kỷ gần đây được đưa lên một cấp độ mới tập trung vào công nghệ kỹ thuật số với sự trợ giúp của Internet vạn vật và hệ thống vật lý không gian mạng. Các liên minh và đối tác các nhà cung cấp đã là một xu hướng rõ ràng trong lĩnh vực tự động hóa công nghiệp mang lại sự tiếp cận liên kết toàn diện giữa các bộ phận, đối tác, nhà cung cấp, sản phẩm và con người. Công nghiệp 4.0 sẽ giúp cho các chủ doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát mọi khía cạnh trong hoạt động sản xuất của họ và cho phép họ tận dụng tốt dữ liệu tức thời để giúp cho doanh nghiệp của mình có bước tiến phát triển.

Lịch sử hình thành liên minh IIC ( Liên minh công nghiệp mở 4.0)

Hiệp hội internet công nghiệp mở 4.0 được thành lập 27 tháng 3 năm 2014 bởi AT&T , Cisco , General Electric , IBMIntel mặc dụ IIC không phải là một tổ chức tiêu chuẩn. Liên minh này được thành lập hội tụ các chuyên gia đầu ngành về công nghệ nhằm mục đích đẩy nhanh quá trình phát triển , áp dụng và sử dụng rộng rãi công nghệ

Sứ mệnh của tổ chức có sự thay đổi theo thời kỳ từ tập trung phát triển thị trường Internet sang phát triển chuyển đổi số. Đây là hệ sinh thái có chiều sâu và khả năng tương tác và bảo mật thông qua các kiến trúc tham chiếu, khung bảo mật và tiêu chuẩn mở cung như phát triển trong thế giới thực công nghệ IIC

2. Cách mạng công nghiệp 4.0 và công nghệ lần thứ 4 là gì?

 Nhờ có cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 môi trường kinh doanh toàn cầu đã được tạo mới khi bùng nổ thời đại Internet.

Cách mạng công nghiệp 4.0 - sự phát triển Internet of Things
Cách mạng công nghiệp 4.0 - sự phát triển Internet of Things

Công nghệ 4.0 cho phép các nhà máy thông minh, chuỗi cung ứng thông minh và các giải pháp tự động hóa làm cho hệ thống sản xuất và dịch vụ trở nên linh hoạt và đáp ứng khách hàng nhiều hơn. 

 Một số phát minh đã thay đổi hoàn toàn cách các doanh nghiệp vận hành phải kể đến như:

  • Big Data (Dữ liệu lớn) cho phép con người thu thập lượng dữ liệu khổng lồ. Big Data được sử dụng trong doanh nghiệp để thu thập lượng lớn thông tin cá nhân của khách hàng từ đó tìm ra nhu cầu của phần lớn người tiêu dùng mang lại cho doanh nghiệp những chiến lược đúng đắn và hiệu quả nhất.
  • Trí tuệ nhân tạo (Al) là một lĩnh vực liên quan đến khoa học máy tính tạo ra những cỗ máy thông minh hoạt động và phản ứng y như con người với khả năng học tập, nhận dạng giọng nói và lập kế hoạch. Al cần phải hoạt động liền mạch với các ứng dụng khác. Trong marketing, doanh nghiệp sử dụng Al để thu thập và phân tích dữ liệu từ khách hàng, lưu trữ bởi Big Data và lên các kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp. Không những thế mà Ai còn có thể thực hiện tối ưu hóa cho từng cá nhân – mục tiêu mà hầu hết doanh nghiệp đang hướng tới.
  • Internet of Things (vạn vật kết nối) là sự kết nối của internet, công nghệ với người thông qua các thiết bị hỗ trợ như điện thoại, máy tính, tivi, ô tô tự lái,…. Để thu thập và truyền dữ liệu trong thời gian thực qua một mạng internet duy nhất
  •  Nhiều phát minh khác nữa như: Cloud, Augmented Reality, Tự động quy trình robotic,….

Trong tương lai gần, sự phát triển cách mạng công nghệ lần thứ 4 dự kiến sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nửa, doanh nghiệp cần sẵn sàng để chuẩn bị cho một sự đổi mới liên tục cho các xu hướng hiện đại sắp tới

Những thách thức cách mạng công nghệ 4.0

Thế giới đang ở đình cuộc công nghiệp lần thứ 4, chưa bao giờ lịch sử con người phải đối mặt với thử thách lẫn cơ hội sông hành. Nó có một tác động to lớn đến nền kinh tế, công ăn việc làm và đời sóng của từng người dân trên toàn thế giới nói chung, người Việt Nam nói riêng. Vậy bối cảnh đó các doanh nghiệp việt nam đang đối mặt với những thách thức gì, chiến lược phát triển doanh nghiệp của bạn.

Cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm rất tốt việc mang công nghệ đến gần hơn với cuộc sống nhưng nó cũng một phần mang lại sự bất bình đẳng khi phá vỡ thị trường lao động. Áp dụng công nghệ 4.0 để tự động hóa thay thế toàn bộ sức người bằng máy móc làm chênh lệch giữa lợi nhuận so với vốn đầu tư và lợi nhuận so với sức lao động, đồng thời tạo ra khoảng cách rõ rệt giữa những nhân viên ‘’kỹ năng thấp/ lương thấp’’ và các nhân viên ‘’ kỹ năng cao/ lương cao’’. Trước những thách thức như vậy thì yêu cầu đặt ra để có thể thích ứng tốt với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và tận dụng tốt những cơ hội mà nó mang lại đó là:

  • Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân lao động
  • Nâng cao chất lượng đào tạo nghề, phát triển đội ngũ công nhân có trình độ cao và làm chủ được khoa học công nghệ, nâng cao kiến thức về công nghệ 4.0 và lao động có kỹ năng

Thử thách của cách mạng 4.0 cốt lõi là liên minh của các chuyên gia, hệ thống chuyên gia. Sự giao dịch truyền thống ( Nơi có cung và cầu) chưa số hóa được vận hành của doanh nghiệp. 

Việt Nam đang đón nhận xu hướng công nghiệp mở 4.0 như thế nào?

Thời gian qua, chiến lược phát triển kinh tế được đẩy mạnh, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu nắm bắt nâng cao năng lực tiếp cận và chủ động tham gia vào cách mạng công nghiệp 4.0. Việt nam đang đón nhận xu hướng công nghiệp mới một cách chủ động biểu hiện:

Thực trạng việc ứng dụng công nghiệp mở 4.0 tại Việt Nam
Thực trạng việc ứng dụng công nghiệp mở 4.0 tại Việt Nam

  • Cơ sở hạn tầng viễn thông được xây dựng khá đồng bộ

  • Kinh tế số được hình thành và phát triển, ngày càng trở thành bộ phận quan trong trong nền kinh tế.

  • Công nghệ số được áp dụng trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ

  • Trên nhiều ngành, xuất hiện nhiều hình thức kinh doanh, dịch vụ mới, mở rộng khắp toàn quốc - rộng hơn có thể là xuyên quốc gia. Phát triển đó dựa trên nền tảng số và Internet  tạo nên nhiều cơ hội việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân

  • Xây dựng chính phủ điện tử, chính phủ số được triển khai quyết liệt và bước đầu đạt được nhiều kết quả tích cực

3. Lợi ích và hạn chế liên minh công nghiệp mở 4.0

Lợi ích liên minh công nghiệp mở

  • Tăng năng suất và doanh thu: Nhờ vào sự gia tăng hiệu quả, giảm chi phí hoạt động làm cho lợi nhuận và doanh thu ngày càng tăng cao. Điều này cũng chính là đòn bẩy để cải tiến về năng suất
  • Tối ưu hóa quy trình sản xuất: Các nhà máy thông minh đều được kết nối nên mạng lưới kết nối các nhà máy thông minh, sản phẩm thông minh và các hệ thống sản xuất thông minh cho phép nhà máy sản xuất phản ứng và thích nghi nhanh chóng về sự thay đổi liên quan đến nhu cầu của khách hàng để từ đó có phương án sản xuất và kinh doanh hợp lý
  • Phát triển công nghệ tăng tốc: Cung cấp nền tảng cho hệ thống sản xuất và dịch vụ ngày càng phát triển hơn nữa
  • Dịch vụ khách hàng tốt hơn: theo dõi phản hồi và cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng

Mặt hạn chế của liên minh công nghiệp mở 4.0

  • Thay đổi cực kì lớn và ngoạn mục về mặt xã hội con người có thể sẽ không lường trước được nhiều vấn đề và xã hội trong tương lai ra sao
  • Quá phụ thuộc vào công nghệ con người phải thay đổi liên tục để có thể bắt kịp và hòa nhập vào thời đại
  • Chính bản thân máy móc cũng có rất nhiều hạn chế. Doanh nghiệp cũng phải cân nhắc kỹ càng vì phí thay đổi máy móc sẽ rất lớn

 Tóm lại Liên minh công nghiệp mở 4.0 chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như Công nghiệp 4.0, nhà máy thông minh, Thành phố thông minh, Hệ thống sản xuất thông minh ( Cung cấp giải pháp tự động hóa), Bảo mật mạng công nghiệp và nhiều lĩnh vực khác liên quan đến ứng dụng IoT và công nghệ Internet trong ngành công nghiệp.

Tham khảo thêm các bài viết khác:
Ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất?
Tầm quan trọng của việc giảm WIP với doanh nghiệp sản xuất